Những câu hỏi liên quan
Linh Diệu
Xem chi tiết
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
gfgg
17 tháng 11 2023 lúc 19:27

ko biết

Bình luận (0)
Dương Quỳnh Nga
17 tháng 11 2023 lúc 19:35
Thái Bình là một trong những nôi chèo của Việt Nam. Căn cứ vào những tư liệu hiện còn, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định nghệ thuật chèo ra đời ở vùng châu thổ Bắc Bộ và định hình ở tứ trấn: Ðông, Ðoài, Nam, Bắc, tương đương với tên gọi của các chiếng chèo tứ xứ: xứ Ðông, xứ Ðoài, xứ Nam, xứ Bắc. Tỉnh Thái Bình cùng các tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Hưng Yên ngày nay nằm trong chiếng chèo xứ Nam. 

Cho đến nay, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật chèo khẳng định chính xác là nghệ thuật chèo ở Việt Namon> ra đời từ bao giờ. Giáo sư Hà Văn Cầu, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật chèo của Việt Nam và cũng là người Thái Bình đã cho rằng Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm người làng Phúc Khê (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã viết lời đề tựa cho Hý phường phả lục. Trong lời tựa có viết: ”Chèo không sinh ra ở một thời, không sinh ra từ một người, từ một địa phương”. Giáo sư Hà Văn Cầu cũng cho biết sách Hý phường phả lục  đã chép về các vị tổ nghề chèo trong đó có Ðào Văn Só, quê ở đất Ðằng châu (nay thuộc vùng đất của các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình), Ðặng Hồng Lân quê ở Ða Cương hương (nay thuộc vùng đất phía bắc tỉnh Thái Bình), Ðào Nương quê ở huyện Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình)… ba vị này đều là bạn nghề sống vào thời Ðinh (thế kỷ X). Tục thờ tổ nghề hát vốn xưa có ở một số làng thuộc các huyện Ðông Hưng, Thái Thụy, Hưng Hà. Lệ tế tổ chèo trước đây thường được những người hành nghề chèo duy trì hàng năm. Ðình làng Hoàng Quan nay thuộc xã Ðông Cường thờ Thành hoàng làng là tổ nghề hát, dân làng vẫn gọi là bà Ðầu, bà Ðào hoặc bà Ðào Nương. Làng Ðống nay thuộc xã Ðông Các xưa có gò Con Hát. Làng Thượng  Liệt nay thuộc xã Ðông Tân xưa có đường Con Hát. Sách Tiên Hưng phủ chí do Phạm Nguyên Hợp biên soạn vào năm 1928 đã xếp ca hát (hát chèo và hát ca trù) là một nghề của phủ Tiên Hưng. Ngày nay các làng xã thuộc phủ Tiên Hưng có khá nhiều nghệ sỹ hoạt động chèo nổi danh trong nước, trong tỉnh.

 

 

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội truyền thống của hầu hết các làng ở Thái Bình đều có hát chèo. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong khi nghệ thuật chèo ở nhiều tỉnh sa sút vì bị các loại hình sân khấu khác như tuồng, cải lương lấn át thì ở Thái Bình các gánh chèo vẫn tồn tại và phát triển. Khi nói đến những tác giả có công đầu trong việc chấn hưng chèo đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu không thể không nhắc đến hai tác giả lớn đã từng cộng tác với nhau là Nguyễn Ðình Nghị (quê Hưng Yên) và Nguyễn Thúc Khiêm (1878 - 1941) quê làng Hoàng Nông, nay thuộc xã Ðiệp Nông huyện Hưng Hà, Thái Bình). Từ những thành quả điều tra, sưu tầm, nghiên cứu của giới nghiên cứu sân khấu trong, ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua về chèo ở Thái Bình và bằng thực tế hoạt động chèo đã và đang tồn tại, phát triển sống động trên đất Thái Bình, bằng quá trình tác động của chèo Thái Bình với sân khấu chèo cả nước trong nhiều thập kỷ qua cho phép chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định Thái Bình là đất chèo, là một trong những cái nôi sinh ra nghệ thuật chèo.

Cho đến nay, trong tâm thức của nhiều người dân trong cả nước thì chèo là “đặc sản” của Thái Bình. Chỉ có điều là do phương tiện ghi âm, ghi hình những năm trước đây chưa phổ biến nên những giọng hát, lối hát của các lớp nghệ nhân chèo trước đây thường ít được bảo lưu. Có chăng chỉ được miêu thuật, lưu truyền bằng chữ viết. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng nghệ thuật chèo vốn được phát triển theo hệ thống mở. Mở cả về không gian phát triển và hình thức diễn xướng. Cũng một làn điệu, một tích trò nhưng mỗi vùng, mỗi gánh thậm chí là mỗi nghệ nhân lại có lối hát, lối diễn khác nhau.

 

 

Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), trong số hơn 50 nghệ nhân chèo ở các địa phương được Ban nghiên cứu chèo Trung ương mời lên để ghi âm ghi hình có 20 nghệ nhân chèo ở Thái Bình, chưa kể 5 nghệ nhân đã tham gia Ðoàn chèo Trung ương vào năm 1959. Trong số này, người cao tuổi nhất là nghệ nhân Nguyễn Mầm sinh năm 1895, người ít tuổi nhất là nghệ nhân Vũ Thị Từ (tức Hữu) sinh năm 1921, có những nghệ nhân thực sự đáng tôn vinh là bậc đại thụ của ngành chèo ở thế kỷ XX như Nguyễn Mầm, Nguyễn Tích, Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ), Trần Văn Linh (tức Hai Sinh), Cao Kim Trạch… Trong danh sách 25 vị nghệ nhân chèo thuở ấy thì nghệ nhân Nguyễn Mầm và nghệ nhân Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ) đã được Nhà hát chèo Việt Nam đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào trước năm 2000. Nghệ nhân Phạm Văn Ðiền và nghệ nhân Cao Kim Trạch đã được Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình và Sở VH-TT-DL tỉnh Thái Bình đề nghị Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2005 (đây là hai nghệ nhân chèo duy nhất của cả nước được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian).

 

 

Năm 1995, Viện Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã phối hợp với Sở VH-TT-DL Thái Bình triển khai Dự án điều tra, sưu tầm khôi phục một số làng chèo cổ truyền của Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy, trước Cách mạng Tháng Tám - 1945, ở Thái Bình ngoài những làng có tổ chức hát chèo, diễn chèo theo lối “cây nhà, lá vườn” không ra ngoài hành nghề kiếm sống thì có tới 46 phường, hội, gánh chèo do các ông trùm đứng ra thành lập, duy trì hoạt động trong và ngoài tỉnh để sinh sống bằng nghề chèo. Mỗi phường, hội, gánh đều có “đất diễn” riêng ở một số hội làng trong và ngoài tỉnh. Nếu nói đến các làng chèo nổi tiếng trên đất chèo Thái Bình, không thể không điểm đến ba làng Hà Xá (Hưng Hà), Khuốc (Ðông Hưng) và Sáo Ðền (Vũ Thư) mà có người vẫn gọi là ba chiếng chèo cổ của Thái Bình. Vào trước Cách mạng Tháng Tám ở làng Khuốc có nhiều gánh chèo trong đó có gánh của nghệ nhân Vũ Văn Ðối tục gọi là Ba Ðối đã từng diễn cho vua Bảo Ðại xem. Bảo Ðại đã thán phục tài nghệ của cụ Trùm Ðối và phong cho danh hiệu Ðệ nhất chánh quản ca hạng Bắc Kỳ rồi tự tay gắn mề đay cho cụ.

 

 

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các gánh chèo không còn điều kiện tồn tại như trước. Trong khí thế xây dựng đời sống mới của những ngày đầu độc lập, nhiều xã đã thành lập được đội văn nghệ diễn cả chèo và tuồng. Kháng chiến chống Pháp ập đến, nhiều nghệ nhân chèo đã tham gia công tác tuyên truyền như nghệ nhân Cao Kim Trạch đã gây dựng đội chèo xã Thái Sơn huyện Thái Thụy. Một số nghệ nhân đã tham gia đoàn văn công quân khu Tả ngạn. Ở vùng giải phóng, các chiến sĩ tuyên truyền vẫn dùng chèo làm phương tiện cổ vũ kháng chiến và làm công tác địch vận. Sân khấu chèo Thái Bình phát triển nở rộ. Hầu như thôn xóm nào cũng có tổ (đội) chèo. Có xã các em thiếu nhi còn nhỏ tuổi đã có thể diễn những vở chèo dài có những điệu hát khó như vở Tấm Cám. Những năm đó, các đoàn chèo chuyên nghiệp diễn ở Thái Bình, trên sàn diễn các diễn viên hát thì ở dưới sàn diễn thiếu nhi và mọi người nhẩm theo.

 

 

Năm 1959, Ðoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Bình được thành lập. Ðoàn đã sớm khẳng định được vị thế. Nếu không kể đến danh tiếng của lớp nghệ nhân tham gia trong những năm đầu khi Ðoàn mới thành lập thì những nghệ sĩ ưu tú của đoàn như Ðăng Tỉnh, Mạnh Tường, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền, Minh Nhương… cũng đáng được xếp vào hàng có danh vọng trong sân khấu chèo Việt Nam thế kỷ XX. Một số vở chèo cổ mang tính kinh điển chèo đã được Nhà hát chèo Thái Bình dàn dựng, khôi phục khá thành công như Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Tống Trân Cúc Hoa… Từ sau năm 1975, Ðoàn chèo của tỉnh có đất diễn để khẳng định mình, được tỉnh chú trọng đầu tư về mọi mặt, là đoàn chèo mạnh trong sân khấu chèo chuyên nghiệp của cả nước. Năm 2004, Ðoàn được nâng cấp thành Nhà hát. Phong trào hát chèo, diễn chèo trong các tầng lớp nhân dân được phát triển sang một thời kỳ mới. Trong hơn hai thập kỷ qua, ở Thái Bình  có hơn 200 hội làng truyền thống lần lượt được khôi phục và rất ít hội thiếu vắng tiếng trống chèo. Việc dạy hát chèo, diễn chèo được các địa phương trong tỉnh coi là một hoạt động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

 

 

Các đội Thông tin lưu động cấp huyện ra đời đã tạo cho hoạt động chèo có điều kiện phát triển. Nắm bắt nhu cầu sáng tạo và thưởng thức chèo của công chúng, ngành VHTT đã giao cho Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh chỉ đạo hệ thống nhà văn hóa trong tỉnh triển khai các lớp tập huấn cho đội ngũ tác giả, đạo diễn không chuyên, mở các lớp dạy hát chèo cho những người yêu thích chèo trong các thôn làng, tổ chức liên hoan các giọng hát hay, tay đàn giỏi từ cơ sở lên tỉnh. Các đội Thông tin lưu động thường xuyên dàn dựng các hoạt cảnh chèo đi tham dự hội thi, hội diễn trong, ngoài tỉnh và đi diễn ở cơ sở. Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình  đã khẳng định được “thương hiệu” đào tạo diễn viên, nhạc công chèo cho cả nước.

 

 

Việc mở lớp dạy hát chèo thường xuyên được các địa phương trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn được đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu lạc bộ chèo được thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nước. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nước đều có người Thái Bình. Có không dưới 30 nghệ sĩ chèo của cả nước được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vốn là người Thái Bình.

 

 

Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xưa và nay vẫn sâu rễ, bền gốc ở vùng quê từng được gọi là đất chèo. Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

                                                                                          ký tên

                                                                                             NGA

                                                                                  Dương Quỳnh Nga 

   CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!

Bình luận (0)
Dương Quỳnh Nga
17 tháng 11 2023 lúc 19:36

mỏi tay \

 

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Dương
24 tháng 12 2021 lúc 7:39

Làng nghề sẽ là nơi để người học nhận thức về truyền thống làng nghề và tay nghề. Từ đó góp phần bảo lưu và xây dựng truyền thống nguyên bản làng nghề Việt Nam. Những nghệ nhân trong các làng nghề sẽ là người phục hồi các dữ liệu đã mất, khôi phục các điển tích, các bí quyết của nghề

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Phan Hoàng	Phúc
24 tháng 12 2021 lúc 7:39

Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách. Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Chi
Xem chi tiết
Anh Quân Vũ
5 tháng 5 2023 lúc 21:09

tài nguyên thiên nhiên là một thứ mà hông thể thiếu được trong cuộc sống này của chúng ta. Như là sông, suối, rưng biển, .... Chúng đang giúp chúng ta nhưng chúng ta lại không giúp chúng mà còn khai thác một cách bừa bãi. Rừng thì bị lấy gỗ quá nhanh hoặc cháy rừng do rác thải sinh hoạt của chúng ta làm biến đổi khí hậu. Những bãi biển xanh sạch thì bị con người chúng ta cắm trại rồi xả rác bừa bãi ngay ra chỗ đó, gây ra ô nhiễm nguồn nước khiến cho bao nhiêu loài cá bị chết. Em mong sao còn người sẽ biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để cuộc sống trở nên tốt hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Trang
Xem chi tiết
Huy Hoàng Đinh
23 tháng 12 2022 lúc 23:44
1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.

2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.

3. Hạn chế sử dụng túi nilon

Các em biết không phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.

4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

Việc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là gợi ý hay dành cho những em học sinh, sinh viên đang thắc mắc về câu hỏi em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.

Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng ..

5. Tích cực trồng cây xanh

Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.

Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.

6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

Tùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức.

Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.

 

Bình luận (0)
trang đặng minh hào
Xem chi tiết
Công Vinh Lê
15 tháng 4 2022 lúc 11:11

Giáo dục địa phương của mỗi tỉnh là khác nhau á bạn.

Bình luận (0)
Dương Thị Lan Hương
Xem chi tiết
Mỹ Châu
7 tháng 9 2021 lúc 20:31

Địa lí học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất". Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lí là phân tích không gian của tự nhiên và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực, nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Khoa học Trái Đất. Địa lí hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về Trái Đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và đến được như thế nào. Địa lí đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối giữa con người và khoa học vật lý". Địa lý được chia thành hai nhánh chính: Địa lí nhân văn và địa lý tự nhiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Thị Lan Hương
7 tháng 9 2021 lúc 20:31

Mình cần gấp ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa